Trang Chính

Tôn Chỉ

Trong giai đoạn khởi đầu, các bài viết trên VietDao.org hướng về những gì thực tế cho những ai có trách nhiệm truyền đạt niềm tin và giá trị Kitô giáo, cũng như truyền thống văn hoá Việt, cho thế hệ trẻ tại vùng San Jose, California… Xem Thêm

TẢN MẠN VỀ NGƯỜI TÍN HỮU TIÊN KHỞI CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM
Lm. Giuse Nguyễn
Văn Thư
Nhiều tài liệu viết về nhân vật được rửa tội đầu tiên : Vị này có tên là ĐỖ HƯNG VIỄN.
Nhưng vẫn có nghi vấn là ông theo đạo trong hoàn cảnh nào ? Giáo sĩ nào đã dạy giáo lý rồi rửa tội cho ông.  Theo giáo sĩ C.Poncet (thuộc hội Thừa sai Ba Lê), vào khoảng đầu thế kỷ 16, các thương buôn người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha thường ghé Việt Nam…Xem Thêm….

GIA ĐÌNH TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM
Linh Mục Nguyễn văn Thư
Văn Hóa Việt Nam phô bày gia đình Việt Nam như một ‘tổ hợp’ lớn, luôn phát triển, không chỉ bao gồm vợ chồng con cái như kiểu Tây phương, nhưng gia đình còn có ông bà, cháu, chắt, chút chít nữa. Truyền thống văn hóa Việt Nam coi gia đình là con đường phải qua, nếu các cá nhân muốn thành đạt và được kính trọng ngoài xã hội … Xem Thêm

Mùa Chay cũng là mùa Xuân

Lm Đinh Đức Hảo
4 tháng 3 năm 2019
Trên lịch Công giáo treo tường, một số ngày có hình con cá. Những ngày này là những ngày kiêng thịt, hoặc vừa kiêng thịt lại vừa ăn chay, theo truyền thống Công giáo, và thuộc về một thời gian gọi là mùa Chay…. Xem Thêm

Tết nhất không quên ơn Trời

Lm Đinh Đức Hảo
San Jose, CA, Feb. 9, 2019
Tết là dịp để mừng năm mới, để thắt chặt tình thân với gia đình bà con, cũng như tình liên đới với người khác. Tết còn nối kết chúng ta với tổ tiên và những người đã khuất núi, và cả với Trời, với Thượng Đế.
Lễ tế Trời vào dịp Tết là nghi lễ quan trọng bậc nhất thời quân chủ ở Việt Nam…  Xem Thêm

Tết, Xuân và Canh tân

Lm Đinh Đức Hảo
Sunnyvale, CA, Feb. 10, 2019
Vào lúc chúng ta mừng Tết, ở Mỹ lúc này vẫn còn là mùa đông, tuy rằng nơi chúng ta ở không có tuyết rơi. Thế nhưng cứ khi Tết về, chúng ta lại nói đến mùa xuân, và thấy cõi lòng ấm áp hơn, nhịp sống sinh động hơn. Thời tiết và cảnh vật có ảnh hưởng đến cuộc sống; ngược lại, cảm nghiệm trong cõi lòng cũng có thể tác động đến những gì chúng ta thấy… Xem Thêm

Tết Việt Nam và Tết Do Thái

Lm Đinh Đức Hảo (Orinda, CA, Feb. 5, 2019)
Vào dịp Tết, chúng ta thấy gắn bó với quê hương và dân tộc dù xa cách ngàn dặm, và dù cảm nghiệm về Tết ở quê nhà năm xưa có thể không còn giống với Tết hôm nay. Không gian và thời gian chẳng xóa nhòa được tâm tư hướng về cội nguồn của những ai vẫn coi mình là người Việt…  Xem Thêm

TÂM THỨC ‘ĐẠO TRỜI’ CỦA DÂN VIỆT

Lm. Nguyễn văn Thư
Ai cũng kính sợ ‘Ông Trời’
Cứ lần theo các kinh nghiệm sống và những dặn dò của cha ông tổ tiên, nhất là qua các    câu ca dao tục ngữ, chúng ta sẽ ý thức rõ ràng về vị trí Ông Trời trong cuộc sống dân gian : Trời sinh voi, Trời sinh cỏ – Trời đánh thánh vật – Trời chẳng đóng cửa nhà ai – Trời nào có phụ ai đâu … Xem Thêm

Chúa Hài-đồng lớn nhanh như thổi!

Lm Đinh Đức Hảo
Có thể nói rằng mùa Vọng bị văn hoá Âu-Mỹ, nhất là con buôn thời nay, đặc biệt là 24/24 “online shopping,” làm thay đổi ý nghĩa, biến thành một thời gian nhộn nhịp, bận rộn với việc mua sắm áo quần và quà cáp, trang hoàng nhà cửa và …. Xem Thêm

Ngôi Lời Mặc Xác Phàm

Lm Đinh Đức Hảo
Hình ảnh tiêu biểu của thế hệ gọi là Gen Z hay iGen tại Mỹ (sinh từ 1995 đến 2012) là một người cầm iPhone hoặc smartphone. Ngay từ bé, thế hệ này đã quen thuộc với việc sử dụng rộng rãi internet, smartphones, social media… Xem Thêm

CHỮ QUỐC NGỮ, CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HỌC

Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
Từ năm 1930, bà con ăn mừng vì chữ quốc ngữ được trở thành chữ viết chính thức của người Việt. Thế là đó đây cùng nhắc bảo nhau “Sách quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, đều phải học”. Ai cũng biết thế, nhưng mấy người nghĩ tới câu ‘vạn sự khởi đầu nan’… Xem Thêm

Những tháng ngày chập chững đón nhận Tin Mừng

Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
Dựa theo sách ‘Khâm-định Việt sử’ của nhà Lê, vào năm 1533 có giáo-sĩ Tây-Âu tên là I-nê-khu (Inácio trong tiếng Bồ-đào-nha, Íñigo hoặc Ignacio trong tiếng Tây-ban-nha) theo đường biển vào giảng đạo ‘Gia-tô’ ở làng Ninh-Cường, Bùi-Chu … Xem Thêm

Giáo hội cần những môn đệ

Lm. Đinh Đức Hảo
Theo truyền thống, các gia đình Công giáo cho con cái sơ sinh lãnh bí tích Thanh tẩy, gia nhập Giáo hội.  Khi đứa con gần đến “tuổi khôn” (age of reason), bình thường là bảy tuổi, các em được chuẩn bị cho ngày Rước lễ lần đầu, và trước đó là Xưng tội lần đầu… Xem Thêm

Mùa ngóng trông

Lm Đinh Đức Hảo
“Do You Hear What I Hear” là một bài hát Giáng sinh quen thuộc và khá hay cả về cung điệu lẫn lời ca. Bản này có từ cuối năm 1962, do Gloria Shayne Baker và Noël Regney sáng tác… Xem Thêm

Truyền thống ‘Tam giáo đồng nguyên’

Linh mục Giuse Nguyễn văn Thư
‘Tam giáo’ là ám chỉ đến ba truyền thống tôn giáo có ảnh hưởng lớn mạnh trong các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Tam giáo gồm có : Nho giáo (còn gọi là đạo Khổng), Phật giáo (còn gòi là đạo Phật) và Lão giáo (còn gọi là Đạo giáo)… Xem Thêm

Chúa ở đâu?

Lm Đinh Đức Hảo
Ai ở California cũng biết tiểu bang này có động đất và cháy rừng.  Riêng tại miền nam Cali mà thôi, mỗi năm có khoảng 10,000 vụ động đất, nhưng hầu hết là rất nhẹ nhàng, không dễ nhận ra… Xem Thêm

Phần đóng góp của Giáo hội Công giáo cho nền Văn hoá Việt Nam

Lm. Nguyễn Văn Thư
Nằm trong cái ‘gói văn hóa’ của một dân tộc, người ta luôn phải nói tới tổ chức xã hội, truyền thống gia đình, phong tục xóm làng, nghệ thuật dân gian, hệ thống giáo dục, đời sống tâm linh tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết, v.v… Xem Thêm

Một Ước mơ …

Vào năm 2007 có một cuốn sách gây chú ý với tựa đề “Googling God: The Religious Landscape of People in Their 20s and 30s.” Qua sách này, tác giả Mike Hayes cho biết hai thế hệ ở Mỹ gọi là “Gen-X” và “Millenials” (*), quen thuộc với việc dùng Internet… Xem Thêm