Văn Hóa

TẢN MẠN VỀ NGƯỜI TÍN HỮU TIÊN KHỞI CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM
Lm. Giuse Nguyễn
Văn Thư
Nhiều tài liệu viết về nhân vật được rửa tội đầu tiên : Vị này có tên là ĐỖ HƯNG VIỄN.
Nhưng vẫn có nghi vấn là ông theo đạo trong hoàn cảnh nào ? Giáo sĩ nào đã dạy giáo lý rồi rửa tội cho ông.  Theo giáo sĩ C.Poncet (thuộc hội Thừa sai Ba Lê), vào khoảng đầu thế kỷ 16, các thương buôn người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha thường ghé Việt Nam…Xem Thêm….

 

GIA ĐÌNH TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM
Linh Mục Nguyễn văn Thư
Văn Hóa Việt Nam phô bày gia đình Việt Nam như một ‘tổ hợp’ lớn, luôn phát triển, không chỉ bao gồm vợ chồng con cái như kiểu Tây phương, nhưng gia đình còn có ông bà, cháu, chắt, chút chít nữa. Truyền thống văn hóa Việt Nam coi gia đình là con đường phải qua, nếu các cá nhân muốn thành đạt và được kính trọng ngoài xã hội … Xem Thêm

 

Tết nhất không quên ơn Trời

Lm Đinh Đức Hảo
San Jose, CA, Feb. 9, 2019
Tết là dịp để mừng năm mới, để thắt chặt tình thân với gia đình bà con, cũng như tình liên đới với người khác. Tết còn nối kết chúng ta với tổ tiên và những người đã khuất núi, và cả với Trời, với Thượng Đế. Lễ tế Trời vào dịp Tết là nghi lễ quan trọng bậc nhất thời quân chủ ở Việt Nam…  Xem Thêm

 

Tết, Xuân và Canh tân

Lm Đinh Đức Hảo
Sunnyvale, CA, Feb. 10, 2019
Vào lúc chúng ta mừng Tết, ở Mỹ lúc này vẫn còn là mùa đông, tuy rằng nơi chúng ta ở không có tuyết rơi. Thế nhưng cứ khi Tết về, chúng ta lại nói đến mùa xuân, và thấy cõi lòng ấm áp hơn, nhịp sống sinh động hơn. Thời tiết và cảnh vật có ảnh hưởng đến cuộc sống; ngược lại, cảm nghiệm trong cõi lòng cũng có thể tác động đến những gì chúng ta thấy… Xem Thêm

 

Tết Việt Nam và Tết Do Thái

Lm Đinh Đức Hảo (Orinda, CA, Feb. 5, 2019)
Vào dịp Tết, chúng ta thấy gắn bó với quê hương và dân tộc dù xa cách ngàn dặm, và dù cảm nghiệm về Tết ở quê nhà năm xưa có thể không còn giống với Tết hôm nay. Không gian và thời gian chẳng xóa nhòa được tâm tư hướng về cội nguồn của những ai vẫn coi mình là người Việt…  Xem Thêm

 

TÂM THỨC ‘ĐẠO TRỜI’ CỦA DÂN VIỆT

Lm. Nguyễn văn Thư
Ai cũng kính sợ ‘Ông Trời’
Cứ lần theo các kinh nghiệm sống và những dặn dò của cha ông tổ tiên, nhất là qua các    câu ca dao tục ngữ, chúng ta sẽ ý thức rõ ràng về vị trí Ông Trời trong cuộc sống dân gian : Trời sinh voi, Trời sinh cỏ – Trời đánh thánh vật – Trời chẳng đóng cửa nhà ai – Trời nào có phụ ai đâu … Xem Thêm

 

CHỮ QUỐC NGỮ, CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HỌC

Lm. Nguyễn Văn Thư
Từ năm 1930, bà con ăn mừng vì chữ quốc ngữ được trở thành chữ viết chính thức của người Việt. Thế là đó đây cùng nhắc bảo nhau “Sách quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, đều phải học”. Ai cũng biết thế, nhưng mấy người nghĩ tới câu ‘vạn sự khởi đầu nan’… Xem Thêm

 

Phần đóng góp của Giáo hội Công giáo cho nền Văn hoá Việt Nam

Lm. Nguyễn Văn Thư
Nằm trong cái ‘gói văn hóa’ của một dân tộc, người ta luôn phải nói tới tổ chức xã hội, truyền thống gia đình, phong tục xóm làng, nghệ thuật dân gian, hệ thống giáo dục, đời sống tâm linh tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết, v.v… Xem Thêm

 

Hiệp thông theo dân Việt

Lm. Đinh Đức Hảo
Theo lời truyền miệng thì ngày kia, tại một nghĩa trang vùng San Jose, có một ông Mỹ đi thăm mộ người vợ, và một bà người Việt viếng mộ cha mình.  Ông Mỹ mang đến một bó hoa hồng, nhẹ nhàng đặt hoa ở mộ bà vợ rồi đứng im lặng tưởng nhớ đến người chết.  Sau đó ông thấy một bà người Việt khệ nệ…  Xem Thêm

 

Truyền thống ‘Tam giáo đồng nguyên’

Linh mục Giuse Nguyễn văn Thư
‘Tam giáo’ là ám chỉ đến ba truyền thống tôn giáo có ảnh hưởng lớn mạnh trong các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Tam giáo gồm có : Nho giáo (còn gọi là đạo Khổng), Phật giáo (còn gòi là đạo Phật) và Lão giáo (còn gọi là Đạo giáo)… Xem Thêm